Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, những linh hồn chưa yên nghỉ

Rộng 18 vạn m² và mất đến 36 năm để hoàn thành, lăng mộ Tần Thủy Hoàng là công trình lăng tẩm vĩ đại nhất lịch sử. Vị hoàng đế từng thực hiện những công trình vĩ đại: thống nhất Trung Hoa, xây dựng Vạn Lý Trường Thành, tiêu chuẩn hóa chữ viết Trung Hoa... nhưng trước nỗi sợ hãi về cái chết đã xây dựng lăng mộ to lớn cho chính mình, với mong muốn những vinh quang này sẽ giúp ông trường tồn với hậu thế.

Tượng các chiến binh bằng đất nung, được thực hiện cách đây 2200 năm để hộ tống vua Tần đến cõi vĩnh hằng cùng với vô số vũ khí, mãnh thú và đồ tùy tang khác. 

Được sắp xếp thẳng tắp như khi ra trận, các bức tượng có kích cỡ như người thật hướng về hướng Đông, hướng kẻ thù thường tấn công. Vua Tần đã đúng khi lo lắng về lăng mộ của mình sau khi ông chết, quân nổi loạn đã cướp phá lăng mộ và mang đi những đồ đạc quí giá. 
Vẫn còn giữ được màu sắc nguyên thủy, 6000 bức tượng làm từ đất sét đòi hỏi sức lao động của hàng trăm thợ thủ công nhằm chế tác ra hàng loạt các thân tượng, nhưng mỗi phần đầu và khuôn mặt là hoàn toàn khác nhau, mỗi tượng một vẻ riêng và không tượng nào giống tượng nào. 
Một bức tượng đang được đặt xuống chờ phục chế 
Quân nổi loạn đã phá hủy nhiều bức tượng đất sau khi Tần Thủy Hoàng chết năm 210 trước công nguyên. Lăng mộ vĩ đại này phải mất đến 36 năm để hoàn thành. 
Đội quân đất nung đã bị lịch sử lãng quên cho đến tận năm 1974, khi các nông dân đào giếng phát hiện ra ở gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc.
Những bức tượng đất nung mới đầu có thể được sơn màu. Nhưng sau hơn 2.000 năm nằm dưới đất, màu của chúng đã biến mất. 
Mỗi một bức tượng có một vẻ riêng và được nặn một cách khéo léo bằng tay từ năm 221 trước Công nguyên. Tìm hiểu từng chiến binh trong đội quân cũng là một điều vô cùng thú vị. Qua vẻ ngoài, người ta có thể xác định được chiến binh đó là người vùng nào ở Trung Quốc.
Cũng giống như danh tiếng của Tần Thủy Hoàng, đội quân đất của ông có sức trường tồn đáng kinh ngạc đối với các nhà khoa học. 

Duy Anh(Theo National Geographic)

10 thiên tai chết người nhiều nhất trong 100 năm qua

Go.vn
Động đất, lũ lụt, sóng thần, lốc xoáy... đều gây nên những cái chết thảm khốc hàng loạt cho con người. Dưới đây là 10 thảm họa thiên nhiên gây nên nhiều cái chết nhất trong 100 năm qua.

Cơn bão nhiệt đới gây mưa và gió rất mạnh thổi qua vùng tây nam Bangladesh vào ngày 29/4/1991. Ước tính 140.000 người đã thiệt mạng do cơn bão và 10 triệu người bị mất nhà cửa.
Ảnh: Thành phố Chittagong một ngày sau cơn bão. 
Ngày 02/5/ 2008, cơn bão Nargis (Myanmar) với tốc độ gió khoảng 170 km/giờ đã tàn phá Myanmar. Sự tàn phá này đã trầm trọng thêm bởi sự miễn cưỡng của chính quyền quân sự trong việc cho phép nhân viên cứu trợ quốc tế hỗ trợ. Người ta tin rằng 140.000 người đã chết.
Ảnh: Làng Heingyigyun vẫn còn một xác tàu vào ngày 10 /6/ 2008. 
Người tỵ nạn do cơn bão Nargis trong lều của họ tại Kyondah ngày 22 /5/2008.  Ba triệu người đã bị mất nhà cửa. 
Vào ngày 1/9/1923, một trận động đất với cường độ 7,9 độ Richter dẫn đến một cơn sóng thần cao 9m nhấn chìm đảo Honshu, phá hủy thành phố cảng Yokohama và 60 phần trăm đất của Tokyo, Nhật Bản. Ước tính có khoảng 145.000 người chết.
 Ảnh: Phố Hongokucho,  quận Kanda ở Tokyo sau khi tàn phá.
Khu vực đổ nát xung quanh cầu Azuma ở Tokyo. 
Còn được gọi là trận động đất Cam Túc, trận động đất 7.8 độ richter ngày 16 /12/1920, tàn phá bảy tỉnh của Trung Quốc (gây ra lở đất, trong đó chôn vùi thị trấn Sujiahe). Ước tính 200.000 chết. Khu vực này vẫn tiếp tục bị  động đất vào năm 2003,  hàng chục người bị thương nặng.
Ảnh: người sống sót trong lều tạm thời ở Cam Túc ngày 26/10/2003. 
Vào ngày 26/12/2004, một trận động đất dưới đáy biển với cường độ 9,0 bắt đầu từ đảo Sumatra của Indonesia, và nhanh chóng lan rộng. Những nhà địa chất Mỹ nói rằng năng lượng của nó tương đương với 23.000 trái bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và đã phá tan các đường bờ biển của 11 quốc gia trên Ấn Độ Dương, dài khoảng 3.000 dặm.  Gần 230.000 người chết.
 Ảnh: Phụ nữ trở về ngôi nhà bị tàn phá của họ tại Indonesia vào ngày 04 /1/ 2005 
Ngư dân Ấn Độ cố gắng sửa chữa tàu của họ sau động đất và sóng thần cao 8m ngày 25/1/ 2005. 
Một tòa nhà bị xô ngã bởi các cơn sóng thần ở Indonesia 
Trận động đất 7,0 độ richter ngày 12/1/ 2010 tại hai quốc gia  Cộng hòa Dominica, và Haiti khiến nhiều nơi đã bị san bằng. Ước tính 316.000 người đã thiệt mạng và dẫn đến ổ dịch tả giết chết ít nhất 4.000 sau đó.
 Ảnh: Một shantytown phẳng ở Port-au-Prince sau trận động đất vào ngày 12/1/2010. 
  Cơn bão Bhola  thổi vào Đông Pakistan (nay là Bangladesh) vào ngày 17/11/ 1970. Với tốc độ gió cao 115 km / giờ.  Đây là cơn bão nhiệt đới với  hậu quả đặc biệt thảm khốc (nó phá hủy cây trồng). Có đến 500,000 người có thể đã chết.
Ảnh: Dân làng mót lúa và các loại ngũ cốc khác để cứu đói ở Sonapur,  Đông Pakistan vào ngày 01/12/1970. 
Trận động đất đẫm máu nhất trong thế kỷ qua vào ngày 28/7/1976, trận động đất 7,5 độ richter tàn phá nơi khai thác mỏ và khu công nghiệp của thành phố Đường Sơn, Trung Quốc, nằm khoảng 140km về phía đông của Bắc Kinh. Có đến 655.000 người chết, do nhà của họ bị sụp đổ trong khi đang ngủ
. Ảnh: Công nhân bắt đầu việc xây dựng lại sau trận động đất Đường Sơn năm 1976. 
Dân làng đi qua các gia súc đã chết để tìm kiếm rễ cây, củ còn sót trên đồng ruộng ở Đường Sơn
Ngày 18/8/1931, những cơn mưa lớn và tuyết tan chảy mùa đông làm sông Dương Tử dâng cao gây lũ lụt nghiêm trọng,  phá hủy ruộng vuờn nhà cửa. Các con sông bị ô nhiễm cũng làm lây bệnh thương hàn và bệnh lỵ.. Có đến 3,7 triệu người có thể đã chết, là thiên tai tồi tệ nhất trong 100 năm qua
. Ảnh: Lũ lụt ở Hán Khẩu, Trung Quốc, ngày 01/9/ 1931. 

 Duy Anh(Theo Life)

Động đất ở Nhật: 1.600 người chết và nguy cơ hạt nhân

Hãng tin Kyodo cho hay số người chết do động đất và sóng thần lên tới 1.600 người. Vụ nổ tại lò phản ứng số 1 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi khiến nước Nhật đang đối diện với nguy cơ hạt nhân 
Sáng qua, lại xảy ra một cơn dư chấn mạnh 6,8 độ richter ở ngoài khơi. Nhật đã ban bố tình trạng khẩn cấp đối với 5 lò phản ứng hạt nhân, phóng xạ cao gấp 8 lần quanh khu vực nhà máy. Các chuyên gia điều hành Tổ số 1 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi đã cố gắng để giảm nhiệt độ và áp suất bên trong lò phản ứng sau trận động đất kèm sóng thần khủng khiếp làm mất nguồn điện và làm hỏng máy phát dự phòng, khiến hệ thống làm mát lõi phản ứng cũng dừng hoạt động.

Chính phủ Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp ở tổ máy của Daiichi - nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước này. Nhưng chỉ vài giờ sau đó, công ty Điện lực Tokyo điều hành nhà máy điện thuộc khu liên hợp Daiichi bao gồm 6 lò phản ứng ở phía đông bắc Nhật Bản, tiếp tục tuyên bố mất khả năng làm mát một lò phản ứng khác ở Daiichi và 3 tổ máy khác ở khu liên hợp Fukushima Daini gần đó.
Ảnh: Khói bốc lên từ lò phản ứng hạt nhân Fukushima Daiichi 1 sau vụ nổ.
Ngay lập tức, 3.000 người dân ở quanh nhà máy trong phạm vi 3km được lệnh sơ tán khẩn cấp nhưng sau đó vùng sơ tán phải mở rộng đến 10km khi các chuyên gia đo được mức độ phóng xạ cao gấp 8 lần bình thường ở bên ngoài lò phản ứng và gấp 1.000 lần so với thông thường bên trong phòng điều khiển của Tổ số 1. 
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho hay các máy phát chạy dầu diesel lẽ ra có thể giúp hệ thống làm mát vận hành được đã bị sóng thần cuốn nước vào làm ướt sũng và hư hỏng. 14.000 người dân sống gần đó phải đi sơ tán. 
Mặc dù đã lên kế hoạch chủ ý xả phóng xạ, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cho hay nhà máy 40 năm hoạt động này không bị rò rỉ phóng xạ. "Với việc sơ tán dân khẩn cấp và gió hướng ra biển, chúng tôi có thể đảm bảo an toàn cho người dân"
Khu liên hợp Daiichi nằm ở thành phố Onahama, cách đông bắc Tokyo 270km. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đã có hàng chục đoàn binh chủng được huấn luyện để đối phó với thảm họa hóa học đã được cử đến nhà máy này làm nhiệm vụ.
Ảnh: Nhà máy lò phản ứng hạt nhân Fukushima số 1 cơ sở Daiichi được nhìn thấy ở Fukushima Prefecture, phía đông bắc Nhật Bản, ngày 11/ 3/ 2011 
 Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản dùng máy bay trực thăng cứu người ở Minamisanriku.  Nhật Bản phải đối mặt với tàn phá dọc theo bờ biển đông bắc và nhiều đám cháy vẫn đang hoành hành. 
Các đống đổ nát của một đoàn tàu bị phá hủy bởi các trận động đất và sóng thần nằm gần thị trấn ven biển của Sendai. 
Vẫn còn người chờ đợi để được cứu sống trên đỉnh một tòa nhà với chữ "SOS" tại Kesennuma. 
 Tàu chữa cháy đang cố dập các đám cháy tại cơ sở Cosmo Oil tại Ichihara, gần Tokyo. 
Tàu bị sóng thần hất vào bờ tại Kesennuma

Xe ô tô bị sóng thần hất dồn lên nhau
 Duy Anh
(Theo Time, Reuters)

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Thảm họa tại Nhật qua những con số

Trận động đất và sóng thần chưa từng có ngày 11/3 gây ra tổn thất kinh hoàng và cuộc khủng hoảng hạt nhân. Dưới đây là những ảnh hưởng của sự kiện lịch sử này qua những con số thống kế.

Ảnh: Kyodo News
Cảnh hoang tàn sau động đất và sóng thần ở Otsuchi, quận Iwate. Ảnh: Kyodo News

Mức độ động đất

9,0 - Cường độ trận động đất ngày 11/3, mạnh nhất từng được ghi lại trong lịch sử Nhật Bản
10 mét - Độ cao của cơn sóng thần quất vào các vùng bờ biển đông bắc Nhật Bản
4 mét - Độ xa mà nhiều khu vực bờ biển Nhật Bản bị xê dịch khỏi vị trí ban đầu sau trận động đất
16,5 cm - Độ xa mà trục trái đất bị dịch chuyển sau trận động đất Nhật Bản, khiến trái đất quay nhanh hơn và ngày ngắn hơn 1,8 phần triệu giây so với trước
1.000 lần - Mức độ mạnh hơn của trận động đất tại Nhật Bản so với trận động đất mới đây ở thành phố Christchurch, New Zealand

Tổn thất về người và của

2.414 - Số người được xác nhận thiệt mạng tính đến ngày 15/3
10.000 - Số người chết cuối cùng vì thảm hoạ tại Nhật được dự doán sẽ vượt qua cột mốc này
15.000 - Số người mất tích hoặc chưa thể xác định tung tích
550.000 - Số người được sơ tán khỏi nhà kể từ trận động đất hôm 11/3
215.000 - Số người đang tập trung tại các trung tâm trú ẩn rải rác ở khu vực xảy ra động đất phía đông bắc Nhật
2.050 - Số trung tâm sơ tán được lập tại vùng đông bắc Nhật
621 tỷ USD - Số tiền tương đương mức sụt giảm của chỉ số chức khoán Nikkei 225 trong hai ngày sau động đất
160 tỷ USD - Tổng chi phí ước tính cho tái thiết sau thảm hoạ
100.000 - Số binh sĩ lực lượng phòng vệ Nhật Bản được huy động tới khu vực động đất sóng thần để tham gia chiến dịch nhân đạo
76.000 - Số nhà bị hư hại trong động đất và sóng thần
6.300 - Số nhà bị phá huỷ hoàn toàn trong thảm hoạ
5 triệu - Số hộ dân bị cắt điện sau động đất
1,5 triệu - Số người không được tiếp cận với nước sạch sau thảm hoạ
102 - Số quốc gia trên thế giới đề nghị hỗ trợ Nhật khắc phục hậu quả thảm họa

Khủng hoảng hạt nhân

8,2 - Cường độ động đất mà nhà máy Fukushima I được thiết kế có thể đứng vững, trong khi trận động đất ngày 11/3 mạnh 9,0 độ Richter
4 - Số lò phản ứng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushia I gặp sự cố nổ hoặc cháy sau động đất. Nhà máy này có tổng cộng 6 lò phản ứng.
20 km - Bán kính vùng sơ tán khẩn cấp xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima I
200.000 - Số người phải sơ tán khỏi vùng nguy hiểm quanh nhà máy Fukushima I đang gặp sự cố
140.000 - Số người sống ngoài vùng sơ tán quanh nhà máy Fukushima I nhưng được cảnh báo ở yên trong nhà đề phòng phơi nhiễm phóng xạ
750 - Số công nhân được sơ tán khỏi các nhà máy điện hạt nhân sau động đất
1.650 - Số người được xét nghiệm nồng độ ô nhiễm phóng xạ
30 km - Bán kính khu vực cấm bay được thiết lập xung quanh các lò phản ứng đang gặp sự cố
250 km - Độ xa tính từ nhà máy Fukushima mà mức độ phóng xạ được phát hiện ở Tokyo
10 lần - Mức độ phóng xạ tại Tokyo vượt quá mức bình thường sau sự cố Fukushima I
Đình Nguyễn

Hình ảnh thế giới trước cơn khủng hoảng lương thực

Việc đảm bảo nguồn lương thực là vấn đề mà toàn thế giới phải đương đầu gay cấn khi giá thực phẩm tăng cao nhất từ trước tới nay. Theo các nhà nghiên cứu, trong vòng 40 năm tới thế giới phải tăng gấp đôi sản lượng lương thực thực phẩm mới đủ khả năng nuôi sống người dân trên trái đất này.
Cơn hạn hán nghiêm trọng vào mùa Đông đang đe dọa mùa màng ở Trung Quốc - nước sản xuất lúa mì nhiều nhất thế giới. Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc FAO cho hay mật độ mưa dưới mức bình thường kể từ năm tháng qua tại Trung Quốc không những đe dọa nông dân trồng lúa mì mà còn khiến nguồn nước uống bị thiếu hụt, ảnh hưởng tới hàng triệu người. Giá lúa mì, bắp, đậu nành và những loại hạt có dầu trên thế giới đang tăng cao ở mức kỷ lục trong khi nguồn cung cấp những loại này đang ngày càng khan hiếm.

Bàn tay suy dinh dưỡng của Alassa Galisou một tuổi được ép vào môi người mẹ Fatou Ousseini  tại một phòng khám khẩn cấp để cho thức ăn ở thị trấn Tahoua,  tây bắc Niger, ngày 01 /8/ 2005. 
Một người phụ nữ đang sàng lúa tại Bavla, phía Tây thành phố Ahmedabad, Ấn Độ, ngày 7/1/2011. 
Một người đàn ông làm việc tại nơi cung cấp thịt lợn ở Trung Quốc, ngày 25/8/2009 
Một người lao động thu gom hành tại một thị trường bán rau ở Ấn Độ, ngày 18/1/2008. 
Một đám đông xô đẩy chen lấn để mong nhận được lương thực cứu đói trước Dinh Tổng Thống Haiti, ngày 28/1/2010. 
Người nông dân đang làm việc trên một ruộng lúa khô hạn ở Trung Quốc, ngày 24/3/2009. 
Trẻ em chờ suất ăn từ tổ chức phi chính phủ cung cấp lương thực cho dân cư khu ổ chuột tại thủ đô Manila Philippines, ngày 15/9/2008. 
Các bà nội trợ Nam Triều Tiên làm kim chi từ thiện tại Seoul, ngày 16/11/2011. Khoảng 2000 người tình nguyện thực hiện 270 tấn kim chi cho những người hàng xóm khó khăn vào mùa đông. 
Người Sudan tỵ nạn từ Muhajiriya ăn tại nơi tạm trú của họ tại trại Zam Zam IDP tại AI Fasher, bắc Darful, ngày 12/3/2009. 
Ngư dân với sự hỗ trợ của các cần cẩu kéo cá mòi lên thuyền, ngày 8/2/2010. 
Nạn nhân lũ lụt không nhận được hàng viện trợ trong ba ngày chờ đợi tại Pakistan, ngày 2/9/2010. 
Trẻ em Palestine chờ đợi để được nhận thực phẩm từ thiện tại một nhà bếp ở thành phố Bờ Tây Hebron, 12/8/2010. 
Lao động di cư ăn tối với gia đình bên ngoài nhà chờ tự xây gần địa điểm xây dựng nơi họ làm việc ở Trung Quốc, ngày 18/5/2009. 
Thức ăn đã được mua gần hết trước dự báo cơn bão Virginia sắp đến tại Virginia, ngày 9/2/2010. 
Cây cà phê mọc tại trang trại Conquista Alfenas của công ty cà phê lớn nhất thế giới chuyên sản xuất cà phê  tại thành phố phía nam của Minas Gerais, Brazil, ngày 8 / 7/ 2008. 
Một cậu bé chờ đợi thực phẩm buổi tối tại một trung tâm bên đường cho nạn nhân lũ lụt gần Nowshera phía tây bắc  Khyber-Pakhtunkhwa, Pakistan, ngày 23 /8/ 2010.
 Anh Thư
(Theo Reuters